CON NGƯỜI RỜI TRẦN GIAN VỀ ĐÂU?


Con người khi chết là chưa hết.
Điều này đã được viện nghiên cứu ứng dụng tiềm năng con người kiểm chứng qua việc tìm kiếm được hàng ngàn hài cốt các liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ Quốc, các hài cốt khác và đề tài nói chuyện với người âm.
Trong mỗi con người chúng ta có hai phần: Thực và ảo
* Phần thực là “Hồn, vía, phách” tồn tại dạng khí
- Phần này tồn tại mãi mãi, qua các không, thời gian tùy thuộc vào phúc đức (năng lượng) đã có từ nhiều kiếp trước và hiện nay của mỗi người. Dựa vào mức năng lượng chia ra:
- 9 cõi trời có năng lượng dương (+) lớn. Cõi trời 10 lúc ẩn lúc hiện có năng lượng vô cùng lớn (cõi phật)
- 49 tầng địa phủ có năng lượng nhỏ
- 50 tầng địa ngục có năng lượng âm (-)
- Người có phúc đức (mức năng lượng) lớn khi từ trần sẽ lên Thiên ở một trong 9 cõi trời trở thành vị Tiên, Thần hoặc Thánh.
- Người có phúc đức (mức năng lượng) nhỏ xuống âm phủ ở một trong 49 tầng địa phủ thành “ma” hoặc “quỷ”.
- Người không có phúc đức (mức năng lượng) âm (-) khi sống ở trần gian làm nhiều điều độc ác, lúc chết bị tước bỏ lớp “vía, phách” (không nhận được thông tin) chỉ còn lại lớp hồn xuống một trong 50 tầng địa ngục. Hồn ở tầng địa ngục cuối cùng thì mãi mãi không được luân hồi trở lại làm người.
- Con người bị quy luật luân hồi, nhân quả, quy luật tính mục đích và vô lượng các quy luật khác chi phối, đánh giá qua tính mục đích từ: “ý nghĩ, lời nói, việc làm” hàng ngày ghi lại của mỗi người. Tính mục đích thiện, vị tha, tuân theo quy luật “hoàn thiện” có phúc đức (mức năng lượng) dương (+). Ngược lại, phúc đức (mức năng lượng) âm (-). Quy luật tự điều chỉnh (có sẵn trong mỗi người) cân bằng âm (-) dương (+) phần còn lại ứng với mức năng lượng nào thì hồn về  miền đó.
                                 “Phúc đức tự thân
                                 Tâm minh bất tự”
                                                          (Lời Mẫu Thượng Thiên)
Có những trường hợp sau khi từ trần tiếp tục ở lại dưới một dạng nào đó để thực hiện một chương trình của thế giới chân lý hoặc tiếp tục hoàn thiện một quy luật nào đó (Không gian tương đối là không gian xen kẽ rất thuận lợi cho con người tự hoàn thiện mình).
* Phần ảo là “Thể xác” gửi lại dương gian
- Mục đích con người sống ở trần gian là:
    “Tự hoàn thiện mình”
Bằng cách:
Tự tôn đắp phúc đức. Hằng ngày làm nhiều điều thiện, vị tha, học và hành tuân theo quy luật hoàn thiện, chân tâm sám hối.
                      “Hoàn thiện ngôn ngữ, hoàn thiện tâm thức
                        Con người là cầu nối giữa đất trời
                        Tâm ngôn là tinh hoa của ngôn Việt”

Hà Nội, 13 - 10 - 2013

0 nhận xét:

Đăng nhận xét